Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Thần tích Đỗ thôn (Làng Đình thôn)

Thần tích Đỗ thôn(Làng Đình thôn) 
(Theo tài liệu đã được viện Hán nôm thẩm định)

 Sau khi đánh bại nhà Triệu giang sơn về tay nhà Lý.Ngày 2 tháng 12 năm Giáp thìn,Diêm La Thiên tử không bệnh mà hóa,đến ngày 18 Quốc vương Thiên tử(Lý Thiên Bảo) cùng Đại tướng quân Đỗ Tam Lang cũng vậy,tự nhiên trời đất tối sầm,thân đỏ ,mặt đỏ mà cùng hóa một lúc.Về sau vua Lý Thái Tông tức vị 3 năm bèn họp triều thần lập công khen thưởng,viết sắc phong thần,cấp phát trang trại ;sai lễ bộ viết sắc phong, ban công cho 72 từ đường phụng thờ.Cử lễ bộ tri điện,ban sắc phong thần, ban cấp thang mộc ấp cho các trang trại.Đến huyện Từ liêm triệu tập các vị phụ lão các trại Đỗ Trang - Nhân mỹ,Tổng Hương canh đến phụng lĩnh sắc văn của 4 vị đem về phụng thờ ,cùng nhau thỉnh danh sư,xem phong thủy,đến trại Đỗ trang - Nhân mỹ xem thiên văn,địa lí,thấy trang này có 2 khu đất nổi cao lên ,sơn thủy đẹp ,đúng là thế đất quí bèn dựng các đường cựu tỏa,càn tốn hướng Mão dậu.Tọa tý ngọ,hướng Canh giáp,lại trước mặt có ấn đường làm án.Hai bên dòng nước khép vào,phía sau có long cung bao,gối nghịch quỉ,hồi đường có tân ,có tốn,đất phát văn nhân,tài tử ,đa đinh,tài phúc tuấn tú,giai nhân thuần phong mỹ tục,giao cho trại Đỗ phụng thờ,ngàn ức năm hương hỏa thêm rực rõ,đời đời anh linh,khi sinh thời thì võ công nổi tiếng,phù trợ vận nước.Khi mất thì trung trại thờ cúng tôn nghiêm,bảo hộ sinh dân có đức lớn mà đời sau thờ cúng đời đời dài lâu vậy. Đình Đỗ thôn(Đình thôn) sau này được các triều đại lần lượt tặng sắc phong để ghi công ơn của Lý Phật Tử,Lý thiên Bảo cùng Tướng quân Đỗ Tam Lang…
1/Sắc phong đình Đỗ thôn(Đình thôn) xã Nhân mỹ- Huyện Từ liêm
Sắc cho vị Diêm La Thiên Tử “Đại tướng hộ quốc công” giúp dân ,tỏ rõ công đức,trải nhiều triều đại được phong tặng,phụng đức thế tổ cao hoàng đế ta.Anh uy chấn động,mở mang bờ cõi.Đến nay Trẫm được kế thừa mệnh lớn,nối dõi cơ đồ to lớn,ngẫm nhớ công lao của thần,bèn tặng Thiên ân điển nên gia tặng là“Diên Thọ Chi Thần” cho phép thôn Đỗ (Đình thôn) thuộc xã Nhân mỹ,huyện Từ liêm phụng sự thần như cũ.Thần hãy bảo hộ dân ta nay ban sắc. Ngày 21/7 năm Minh mệnh 2 (1821).
2/Sắc phong đình Đỗ thôn(Đình thôn) Xã Nhân mỹ- Huyện Từ liêm- Hà nội.
Sắc cho thần diên thọ con vua Diêm vương ,giúp nước yên dân ,tỏ rõ linh ứng,được các triều ban sắc cho phép phụng thờ .Năm Minh Mệnh thứ 21,đúng thế tổ nhân Hoàng đế ta trên 50 tuổi,Khâm phụng Bảo chiếu,tỏ rõ ân lớn,lễ thăng phẩm trật.Nay trẫm nối dõi mệnh lớn tưởng nhớ công thần đáng giá là “Diên thọ công minh chi thần”.Theo trước đây cho phép thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ huyện Từ liêm được phụng thờ như cũ.Thần hãy che chở cho dân ta! Ngày 15 tháng 5 năm Thiệu Trị thứ 2 (1845).
3/Sắc phong cho đình Đỗ thôn (Đình thôn) Xã Nhân mỹ-Huyện Từ liêm.
Sắc chỉ cho Đỗ thôn (Đình thôn) Xã Nhân mỹ-Huyện Từ liêm -Tỉnh Hà nội.Từ xưa đã phụng sự“Diên thọ công minh trung chính trường trạm chi thần Diêm la vương tử” đều được các triều ban cấp tại sắc phong cho phép phụng sự. Năm Tự Đức 31 chính dịp tết Đại khánh trẫm vừa trên 50 tuổi nên ban Bảo chiếu tỏ rõ ân huệ lớn theo lễ đăng trật cho phép phụng sự như cũ nhằm đánh dấu quốc khánh và tỏ rõ được lễ phụng thờ. Ngày 29 năm Tự Đức 31(1878)
4/Sắc phong cho thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ huyện Từ liêm tỉnh Hà nội.
Xưa nay phụng sự Diên thọ công minh trung chính Diêm La vương tử chi thần dực bảo trung hưng linh phù Tam Lang tướng quân chi thần lafcon vua Diêm vương.Hai vị đã từng được ban cấp sắc phong cho phép thờ tự Duy tân năm đầu,tấn quang đại lễ.Trẫm bèn ban cho bảo chiếu tỏ rõ ân lớn,lễ dương đăng trật cho phép phụng thờ như cũ nhằm đánh dấu quốc khánh và tỏ rõ điển lễ phụng thờ. Ngày 24 năm Tự Đức 31(1878).
5/Sắc phong cho đình thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ huyện Từ liêm –Hà nội.
Sắc cho vị “ Diêm la vương tử” vẫn được tặng “Diên thọ trung chính”,chi thần giupx nước hộ dân,tỏ rõ linh ứng đã từng được các triều ban cấp sắc phong cho phép phụng thờ.Nay được Trẫm nối mệnh lớn nghĩ đến công lao tốt đẹp của thần nên gia tặng“Diên thọ công minh trung chính trường trạm chi thần” vẫn cho phép thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ- Huyện Từ liêm được phụng thờ như cũ. .Thần hãy bảo hộ cho dân ta. Ngày 16 tháng giêng năm Tự Đức 31(1880).
6/Săc phong cho đình thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ huyện Từ liêm-Hà nội.
Sắc cho vị “Diên thọ ,công minh ,trung chính,trường trạm chi thần”con vua Diêm La,trước nay đã bảo hộ nước giúp đỡ dân,tỏ rõ linh ứng,đã từng được ban sắc thờ tự.Nay Trẫm được nối nghiệp lớn ngẫm nhớ công lao tốt đẹp của thần nên gia tặng là “Dực bảo Trung hưng chi thần” cho phép các thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ huyện Từ liêm phụng thờ như cũ.Thần hãy bảo hộ dân ta. Ngày 1 tháng 7 năm Đồng khánh thứ 2(1887).
7/Sẵc phong cho đình thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ-Huyện Từ liêm-Hà nội 
Phụng sự vị thần“Tam lang tướng quân chi thần” tỏ rõ linh ứng mà trước nay chưa từng được phong tặng.Nay Trẫm nối mệnh lớn thầm nhớ công lao của thần nên gia phong “Dực bảo trung hưng linh phủ chi thần”cho phép phụng thờ như cũ.Thần hãy bảo hộ cho muôn dân. Ngày 18 tháng 11 năm Thành thái thứ nhất(1889).
8/Săc phong cho thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ-Huyện Từ liêm-Tỉnh Hà đông .
Xưa nay phụng sự vị “Diên thọ công minh trung chính trường trạm dực bảo trung hưng Diêm la vương tử chi thần” và vị “Dực bảo trung hưng linh phù Tam Lang tướng quân chi thần” hai vị đã từng được ban cấp sắc phong cho phép thờ tự.Duy tân năm đầu tấn quang đại lễ.Trẫm bèn ban cho Bảo chiếu,tỏ rõ ân lớn,lễ cao đăng trật cho phép phụng thờ như cũ để đánh dấu quốc khánh và tỏ rõ lệ thờ. Ngày 13 tháng 8 năm Duy tân thứ 3(1909)
9/Sắc phong cho thôn Đỗ (Đình thôn) Xã Nhân mỹ-Phủ Hoài đức-Tỉnh Hà đông. Từ trước phụng thờ Tam lang tướng quân tôn thần,nguyên thần được tặng Linh phù dực bảo bảo trung hưng tôn thần Thần giúp nước ,phù hộ dân tỏ rõ linh ứng đều được các triều ban cấp sắc phong cho phép phụng thờ nay đúng vào dịp lễ Trẫm tứ tuần bèn ban cấp bảo chiếu ân lớn gia thăng, gia tặng “Đoan túc tôn thần” vẫn cho phép thờ tự để đánh dấu quốc khánh và sáng tỏ lệ thờ tự. Ngày 25 tháng 7 năm Khải định thứ 9.
10/Sắc phong cho thôn Đỗ xã Nhân mỹ- Phủ Hoài đức-Tỉnh Hà đông 
Từ xưa phụng sự thần“Diêm la vương tử tôn thần” nguyên tặng “Diên thọ công minh trung chính,trường trạm .Dực bảo trung hưng tôn thần” Hộ quốc giúp dân tỏ rõ linh ứng đều được các triều ban cấp sắc phong cho phép phụng thờ..Nay đúng dịp đại lễ tứ tuần đại khánh tiết của Trẫm ban bảo chiếu rõ ân đức lớn,lễ cao đăng trật gia tặng là “Vương nhuận trung đẳng thần”cho phép phụng sự như cũ để tỏ rõ quốc khánh và tự điển (điển lễ thờ). Ngày 25 tháng 7 năm Khải định thứ 9(1925)
Ngày viết Đình thôn ngày 07/1/2010
Tiểu ban di tích
Ngày đưa lên trang web: 07/01/2013

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Posted by Picasa

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

 
Posted by Picasa

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Sự tích Đền thờ Đức Thánh Cả

Đền thờ Đức Thánh cả tọa lạc trong khuôn viên khu dân cư Mỹ đình - sông Đà thuộc thôn Đình thôn - Xã Mỹ đình- Huyện Từ liêm - Hà nội.Phía nam và phía tây giáp Viện âm nhạc,phía đông giáp tòa nhà của Tổng công ty Sông Hồng,phía bắc giáp khu dân cư Mỹ đình 3.Tổng diện tích:1924m2.
Đền thờ Đức Thánh cả là nơi thờ tự Lý Phật Tử Đại Vương thời hậu Lý Nam Đế (542-602).
Khi xưa đền nằm cạnh con ngòi tiêu nước cho các xã Mai dịch,Dịch vọng,Hạ yên quyết,Mỹ đình và Mễ trì chảy ra dòng sông Nhuệ rồi ra sông Cái(sông Hồng).Đền thờ Đức Thánh nằm trên gò nhỏ xung quanh là ruộng trồng lúa của hai làng Đình thôn và Mễ trì hạ.Đền thờ Đức Thánh Cả đến nay qua nhiều lần tu tao,xây mới bằng nguồn đóng góp của nhân dân Đình thôn,Nhân mỹ,Mễ trì hạ và Mễ trì thượng.Quanh năm và nhất là vào các ngày tuần ,rằm,mồng một nhân dân trong vùng đến lễ bái tỏ lòng tôn kính,biết ơn công đức của Lý Phật Tử Đại Vương.Nơi đây thật sự là nơi thờ cúng tâm linh rất linh nghiệm.
Qua nhiều lần tu tạo xây dựng mới Đền thờ Đức Thánh cả có được cảnh quan khang trang đẹp đẽ như ngày nay là nhờ đóng góp công sức và tiền của của nhân dân địa phương cùng du khách thập phương,Ban lãnh đạo Tập đoàn sông Đà và chính quyền địa phương đã phát tâm công đức.
Xung quanh đền xây tường rào bảo vệ ngôi đền được nâng cao cốt nền 1,2 m với kết cấu bê tông cốt thép lợp ngói cổ Thạch bàn,sân trước lát gạch Giếng Đáy,sân sau trải bê tông đan xen ôm lấy những gốc cây nhãn ,cây xoài; có núi đất thế "tam sơn".Trước đền có hồ nước có đảo non bộ quần tụ có cây cầu cong cong bắc qua,dưới chân cầu đàn cá tung tăng bơi lội,hài hòa cảnh trí thiên nhiên,gắn bó với đời sống con người.Hòn non bộ thể hiện sự tích cổ xưa của ngôi đền với 3 ông lão kéo vó - một huyền thoại kỳ thú.Cổng đền được xây mới năm 2007 với kiến trúc cân xứng,có những đường nét uyển chuyển đẹp đẽ.Cảnh quan nơi đây chào đón các du khách thập phương cùng các nhà hảo tâm công đức.
Đền thờ Đức Thánh cả với câu chuyện huyền thoại kỳ bí:Chuyện kể rằng:" Ngày xửa ngày xưa vùng đồng trũng Đình thôn-Mễ trì hạ nơi đây có con ngòi tiêu nước cho một vùng từ làng Vòng,làng Sở,Dịch vọng hậu,làng Cót,làng Đỗ(Đình thôn),làng Mễ trì hạ,làng Giàn.Nước từ các nơi hợp lưu và qua sông Nhuệ rồi ra sông Cái(Sông Hồng).
Vào năm Tân dậu (961) xẩy ra trận đại hồng thủy,nước cuốn trôi nhiều nhà cửa,làng mạc,người dân nơi đây chỉ còn cách kéo vó kiếm cá sinh nhai.Vào ngày nước rút,nhân dân vác vó ra đồng kiếm cá,nơi đây có 3 cụ ở 3 thôn Mễ trì,Nhân mỹ và Đình thôn cùng kéo vó ;kéo suốt từ chiều tối đến gần sáng mà chẳng được con cá nào ,3 cụ đều chán ngán rủ nhau ra về. Bỗng nhiên một cụ nhìn thấy mảnh gỗ phát ánh sáng đang trôi ngược dòng nước,cụ lấy cây sào đẩy ván ra nhưng mảnh ván cứ loanh quanh trôi vào vó của cụ,cụ bèn vớt lên ,nhìn kỹ thấy sơn son thiếp vàng,cụ thoáng nghĩ điều kỳ lạ dường như mách bảo cụ rửa sạch mảnh gỗ ván để lên bờ cao gần nơi cụ đứng kéo vó cụ lẩm nhẩm :"Chúng con là người dân lam lũ nay đi kéo vó kiếm cá ,nếu có linh thiêng xin được phù hộ cho con kéo đầy giỏ cá ".lời thỉnh cầu của cụ được ứng đáp quả nhiên kéo chẳng bao lâu được đầy giỏ cá.Tiếng cá quẫy trong giỏ làm hai cụ kế bên nóng lòng và hỏi thăm cụ,cụ chỉ bảo và họ cũng đến bên mảnh ván trên gò cao mà khấn rằng:"Ngài đã thương thì thương cho chót ông cụ thôn Đỗ(Đình thôn) khấn chúng con xin được phụng thờ mãi mãi,ông cụ thôn Đỗ trang(Nhân mỹ) chúng con xin tiến cúng bát hương để thờ cúng Ngài"thế rồi chẳng bao lâu 2 cụ cũng kéo được đầy giỏ cá.Tin loan ra dân chúng thấy điều kỳ diệu nô nức đến xem ,xem kỹ thì ra mảnh gỗ ván đó là bài vị có đề chữ "Lý triều Đại Vương tức Diêm La Thiên Tử".Nhân dân bèn lập miếu thờ ,quanh năm hương khói.Từ đấy cứ đến ngày mồng bẩy tháng giêng Âm lịch hàng năm cả 3 thôn đều mở hội tế rước Ngài về phối thờ tại đình làng.Đình thôn là nơi sở tại có đất xây miếu được phép rước lễ và trông nom quanh năm thờ phụng ,thôn Nhân mỹ được rước bát hương thờ tại đình và thôn Mễ trì được rước bài vi(vì vớt được bài vị) và thờ tại đình,để giữ gìn trật tự 3 thôn đã thỏa thuận :theo tuần tự lần lượt không vào miếu trước khi kiệu rước của thôn kia chưa ra khỏi ngã ba(có nghĩa là phải chờ tại ngã ba) chờ khi kiệu thôn kia đi khỏi mới vào.Ngày hội làng ngoài lễ rước còn có các trò chơi dân gian cổ truyền như chọi gà,kéo co,cờ tướng ,hát chèo...không khí lễ hội ngày xuân càng thêm vui tươi,bảo tồn nét đẹp truyền thống .
Đền thờ Đức Thánh Cả tọa lạc từ năm 961 đến nay trên quần thể có phong thủy ngàn năm tỏa sáng,hai bên dòng nước khép vào,phía sau có long cung bao gối.
Đến đời vua Lý Thái Tông bèn cho họp triều thần,lập công khen thưởng,ban công phụng thờ.
Những truyền kỳ lịch sử về ngôi Đền thờ Đức Thánh cả:
-Vào tháng giêng năm Nhâm tuất(542)Lý Bôn khởi binh tấn công giặc nhà Lương (bên Tàu) do Thứ sử Tiêu Tu cầm đầu,quân giặc bị thất bại liên tiếp phải đầu hàng và rút quân về nước,không đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các đồn trú và thành Long Biên.Đầu năm Quí dậu (543) sau công nguyên vua nhà Lương lại huy động binh mã sang xâm lược nước ta một lần nữa cũng bị quân ta chặn đánh tại bán đảo Hợp phố miền cực bắc Châu giao.
Tháng hai năm Giáp tý (544)Lý Bôn lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế đăt tên nước là Vạn xuân ,kinh đô được đặt ở miền cửa sông Tô lịch (Hà nội ngày nay).Định niên hiệu,đặt một triều đình riêng.Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc,sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam,ngang hàng với nước lớn phương Bắc, triều Lý khởi nghiệp từ đây.
Lý Nam Đế mất vào ngày 13 tháng 4 năm 548.Lịch triều phong tặng người anh hùng dân tộc"Diêm La Thiên Tử Đại Vương"hiệu Phổ Tế Thượng Sỹ (Đức Thánh Cả).
Là người có công lớn lập nên đất trời phương Nam độc lập,khởi nghiệp triều Lý,được nhân dân truyền tụng,bức hoành phi có ghi bốn chữ"Lý triều hiển Thánh".Riêng miền Bắc có tới 200 đền thờ Ngài. Đền thờ Đức Thánh Cả thuộc thôn Đình thôn đã được nhân dân 3 thôn thờ phụng lâu đời.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử,do chiến tranh tàn phá,đến nay đền đã được trùng tu,tôn tạo tương đối khang trang để đón khách thập phương đến ngưỡng mộ cầu tài,cầu lộc và vãng cảnh chốn Thánh cung.
Ban di tích Đền thờ Đức Thánh Cả

Tôi làm Chủ tế



Kể từ năm 2003 tôi nghỉ hưu sau hơn 36 năm đi công tác ;về quê tham gia vào đội khánh tiết của thôn.Hàng năm có nhiệm vụ tế lễ Thánh ở Đình làng "tống cựu nghinh tân" vào thời khắc giao thừa đón năm mới,và ngày mồng bảy tháng giêng tế lễ Thánh ở miếu "Đức Thánh Cả" hay còn gọi miếu Vua.Cả đình và miếu đều thờ Đức Thánh Đại vương Lý phật Tử và các tướng lĩnh của Ngài như Lý Thiên Bảo tức Lý Quốc Vương,Đỗ Tam Lang tướng công ,Hoàng hậu Phương Dung,và công chúa Phu Huệ.Từ năm đó tôi là bồi tế viên và năm 2006 tôi là Độc chúc viên tới năm 2010 nhận nhiệm vụ Tế chủ.Đây là nhiệm vụ vô cùng quí giá và quan trọng trước cửa Thánh.Không chút ngần ngại cố gắng tập sao cho đúng với nghi lễ nhà Thánh.Đã cùng với đội tế của thôn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ tế Thánh trong dịp đón xuân Tân mão vừa qua.Niềm vinh dự đó càng động viên chúng tôi làm tốt hơn ,xây dựng đội tế thêm đông đảo và trẻ hóa đội ngũ này phục vụ nhân dân theo phong tục cỏ truyền của nhân dân thôn Đình thôn-xã Mỹ đình-Từ liêm -Hà nội.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011